2. Tổng Quan

Python là ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình (multi-paradigm programming language), hướng đối tượng, có cấu trúc và function.

Triết lý căn bản của ngôn ngữ Python được trình bày trong tài liệu The Zen of Python (PEP 20), có dạng thơ Haiku, tóm gọn như sau:

  • Đẹp đẽ tốt hơn xấu xí
  • Minh bạch tốt hơn che đậy
  • Đơn giản tốt hơn phức tạp
  • Phức tạp tốt hơn rắc rối
  • Dễ đọc

Tại sao nên học Python?

Tôi xin trích lại một phần bài viết để trả lời cho câu hỏi này tại https://techmaster.vn/posts/33809/python-la-gi-tai-sao-ban-nen-hoc-lap-trinh-python

Python luôn nằm trong top 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất ở tất cả các bảng xếp hạng lớn (TIOBE, RedMonk, PYPL), đó là một minh chứng mạnh mẽ để tuyên bố rằng Python có tốc độ rất nhanh, mạnh mẽ và có mặt ở khắp mọi nơi.

Thu nhập khủng: Theo hãng Payscale, các lập trình viên Python tại Mỹ được hưởng một mức lương trung bình là $88.000 đô-la/năm (gần 2 tỷ VNĐ), và có một số nơi lên đến $135 K đô-la mỗi năm (gần 3 tỷ VNĐ). Trong một nghiên cứu khác, các lập trình viên Python có mức tăng lương hàng năm cao nhất (4%) so với các chuyên gia CNTT đi theo công nghệ khác, và xu hướng mức tiền lương sẽ cao hơn trong tương lai.

Python nằm trong top các ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà khoa học dữ liệu (data scientists), đó là những chuyên gia đang phát triển các giải pháp thông minh cho nhiều thách thức khác nhau như việc tìm kiếm phương pháp chữa trị cho bệnh ung thư, lập bản đồ hành vi khủng bố, và cải thiện khả năng nhận thức của trẻ em. Các bộ tool mạnh mẽ được phát triển bởi Google, Facebook trong lĩnh vực AI (Artificial Intelligence), Machine Learning, Deep Learning đều phát hành các mã nguồn được viết bằng Python.

Lịch sử của Python

Python 1: bao gồm các bản phát hành 1.x. Giai đoạn này, kéo dài từ đầu đến cuối thập niên 1990. Từ năm 1990 đến 1995, Guido van Rossum làm việc tại CWI (Centrum voor Wiskunde en Informatica – Trung tâm Toán-Tin học tại Amsterdam, Hà Lan). Vì vậy, các phiên bản Python đầu tiên đều do CWI phát hành. Phiên bản cuối cùng phát hành tại CWI là 1.2.

Vào năm 1995, Guido chuyển sang CNRI (Corporation for National Research Initiatives) ở Reston, Virginia. Tại đây, ông phát hành một số phiên bản khác. Python 1.6 là phiên bản cuối cùng phát hành tại CNRI.

Sau bản phát hành 1.6, Guido rời bỏ CNRI để làm việc với các lập trình viên chuyên viết phần mềm thương mại. Tại đây, ông có ý tưởng sử dụng Python với các phần mềm tuân theo chuẩn GPL. Sau đó, CNRI và FSF (Free Software Foundation – Tổ chức phần mềm tự do) đã cùng nhau hợp tác để làm bản quyền Python phù hợp với GPL. Cùng năm đó, Guido được nhận Giải thưởng FSF vì Sự phát triển Phần mềm tự do (Award for the Advancement of Free Software).

Phiên bản 1.6.1 ra đời sau đó là phiên bản đầu tiên tuân theo bản quyền GPL. Tuy nhiên, bản này hoàn toàn giống bản 1.6, trừ một số sửa lỗi cần thiết.

         Python 2: vào năm 2000, Guido và nhóm phát triển Python dời đến BeOpen.com và thành lập BeOpen PythonLabs team. Phiên bản Python 2.0 được phát hành tại đây. Sau khi phát hành Python 2.0, Guido và các thành viên PythonLabs gia nhập Digital Creations.

        Python 2.1 ra đời kế thừa từ Python 1.6.1 và Python 2.0. Bản quyền của phiên bản này được đổi thành Python Software Foundation License. Từ thời điểm này trở đi, Python thuộc sở hữu của Python Software Foundation (PSF), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo mẫu Apache Software Foundation.

         Python 3, còn gọi là Python 3000 hoặc Py3K: Dòng 3.x sẽ không hoàn toàn tương thích với dòng 2.x, tuy vậy có công cụ hỗ trợ chuyển đổi từ các phiên bản 2.x sang 3.x. Nguyên tắc chủ đạo để phát triển Python 3.x là “bỏ cách làm việc cũ nhằm hạn chế trùng lặp về mặt chức năng của Python”. Trong PEP (Python Enhancement Proposal) có mô tả chi tiết các thay đổi trong Python ([2]). Các đặc điểm mới của Python 3.0 sẽ được trình bày trong phần cuối bài này.

Nội dung khóa học: Python Basic -> Numpy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *